Tết thanh minh là gì? Cách tính ngày thanh minh hằng năm

21/02/2022 - Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế

Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là Đạp Thanh 

Tết Thanh Minh dù không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm nhưng lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Vào ngày này, những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên, tỏ lòng thành kính, hiếu thuận của mình với những người đã khuất.

Tết thanh minh mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Vậy Tết Thanh Minh có ý nghĩa và nguồn gốc như thế nào? Và cách tính ngày vthanh minh hằng năm ra sao? Hãy cùng Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới!

Tết thanh minh là gì?

Tết thanh minh hay còn có tên gọi khác là Tiết thanh minh, là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hằng năm. “Thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa - thanh minh nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng. Tết thanh minh ở Việt Nam là khoảng thời gian thực hiện nghi lễ tảo mộ để sửa sang lại mộ phần của tổ tiên, ông bà được khang trang và sạch sẽ hơn.

Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hằng năm

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết thanh minh

Nguồn gốc của Tết thanh minh 

Tết Thanh Minh có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc diễn ra vào thời điểm Xuân Thu hằng năm. Truyền thuyết kể lại rằng, lúc ấy vua Tấn Văn Công gặp loạn lạc và phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Trong thời gian này, ông được vị hiền sĩ Giới Tử Thôi hộ tống và hiến kế để trốn nạn, họ đã cùng nhau trải qua nhiều hiểm nguy và gian truân. Dù thế nào vị hiền sĩ đều dốc lòng bảo vệ vua, có một lần cắt cả phần thịt ở chân mình để cứu vua khỏi chết đói. Giới Tử Thôi đã phò tá Tấn Văn Công trong suốt 19 năm. Mặc dù mang lòng cảm kích nhớ ơn người hiền sĩ này nhưng khi đã giành lại được ngôi báu, trở lại làm vua nước Tấn, ông lại quên mất người đã giúp mình năm xưa.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết thanh minh

Tuy nhiên, Giới Tử Thôi cũng không đem lòng oán hận Vua mà nghĩ rằng đó là nghĩa vụ của mình, sau đó cùng mẹ rút về trên núi Điền Sơn ở ẩn và mặc kệ đồ vật ban thưởng của nhà vua sau đó ít lâu. 
Thấy vậy, trong lúc tức giận nhà Vua đã vô tình đốt cháy cả khu rừng khiến hai mẹ con Giới Tử Thôi chết cháy. Vua cảm thấy thương xót và ân hận với lỗi lầm của mình, ông đã cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi, ban lệnh cả nước phải kiêng đốt lửa, chỉ ăn đồ nguội trong 3 ngày. Từ đó ngày 3/3 âm lịch hằng năm được vua lấy làm ngày Tết Thanh Minh (nay còn gọi là tết Hàn Thực) để tưởng nhớ sự hy sinh của người đã khuất.

Tết thanh minh hay còn gọi là tết Hàn Thực

Ngoài tục Hàn Thực, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ, cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình áo quần thật đẹp để cùng đi chơi xuân. Đến nay, ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng chúng ta vẫn có thể biết và nhớ đến lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

"Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,
Dập dìu tài tử giai nhân,
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm."

Ý nghĩa của Tết thanh minh

Thanh minh là ngày lễ mang đậm nét truyền thống văn hóa gắn liền với đạo đức của người Việt Nam .Đây là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp để làm lễ tảo mộ đầu năm,     thăm viếng và dọn cỏ dại trên mộ, sau đó cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm áp. Những ngôi mộ được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất như hành động báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành con cháu đối với gia tiên.

Thông qua tục thanh minh hướng con cháu về quê hương, cội nguồn

Cũng trong dịp Tết Thanh Minh, Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế trở nên đông đúc, tấp nập hơn hẳn. Các cụ già sẽ lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ, trẻ em cũng được đưa đến lễ tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ, nêu cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đồng thời, dạy con cháu biết trân trọng, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.

Cúng thanh minh tại Hệ thống Công Viên Vĩnh Hằng 

Cách tính ngày thanh minh hằng năm

Tết thanh minh được tính sau ngày Lập xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Đối chiếu với ngày dương lịch thì ngày Tiết tính theo hệ mặt trời có chênh một ngày. Bởi vì, theo lịch dương cứ bốn năm thì nhuận một ngày - tức tháng hai có 29 ngày, thay vì 28 ngày. Tiết Lập xuân bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng Hai dương lịch; còn tiết Đông chí bắt đầu vào ngày 22 hoặc 23 tháng Mười Hai dương lịch.

Năm 2022 Tết Thanh Minh rơi vào thứ Ba ngày mùng 5/4/2022 (5/3 âm lịch)

Theo cách tính như trên thì Thanh minh có thể bắt đầu vào ngày 5 hoặc 6 tháng Tư dương lịch, hoặc theo âm lịch truyền thống Trung Quốc thì rơi vào ngày đầu tháng ba âm lịch. Nếu rơi đúng vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch thì gọi đó là ngày "Thanh minh đích thực".

Làm gì khi tảo mộ thanh minh?

Thanh minh - tảo mộ là dịp để con cháu sửa sang lại mộ phần của tổ tiên, ông bà, những người thân đã mất sao cho khang trang, sạch sẽ. Theo đó, mọi người sẽ mang theo cuốc xẻng để dọn sạch cỏ dại, đắp đất lên mộ, phát quang cho ngôi mộ sạch sẽ, đầy đặn. Đặc biệt, kiểm tra xem nơi phần mộ có bị tổ mối, rắn hay các loại động vật nhỏ đục khoét hay không. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến linh hồn người đã khuất và nó khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch. Do đó, nếu có cần phải được xử lý ngay. 

Thành tâm thắp hương, nguyện cầu may mắn, bình an cho con cháu

Sau đó, người đại diện trong gia đình đứng ra cúng và đọc văn khấn để bày tỏ lòng thành kính, những mong những điều tốt đẹp đến với con cháu. Bên cạnh việc dọn dẹp, thắp hương mộ phần của tổ tiên, ông bà thì người đi tảo mộ cũng nên thắp hương cho những phần mộ vô chủ, không người thăm viếng. Mọi người cũng thường thắp hương cho thổ địa, thổ công và những hương hồn xung quanh mộ ông bà để xin phép dọn dẹp và cầu mong bình an.

Tết thanh minh cúng gì?

Tiếp sau việc tảo mộ, dọn dẹp sạch đẹp, tươm tất thì lễ cúng hay mâm cúng cũng là một phần quan trọng và được nhiều người coi trọng trong Tết thanh minh. Tuỳ theo phong tục của từng địa phương và gia đình mà mâm cỗ cúng có thể là mâm chay hay mâm mặn. Nhưng tốt nhất là nên cúng chay, gồm: xôi chè, bánh trôi, bánh chay, nước, gạo muối, bỏng, bơ,… mang ý nghĩa tín ngưỡng, tưởng nhớ người thân đã khuất và mong cầu cho họ sớm được siêu thoát.

Một bữa cơm sum họp, ấm áp cho Tết thanh minh thêm trọn vẹn

Hoặc gia đình cũng có thể chuẩn bị một mâm cúng đơn giản như một bữa cơm bình thường để mời tổ tiên, ông bà, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, quan trọng nhất vẫn tấm lòng thành kính hướng đến những người đã khuất.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết thanh minh cũng như cách tính ngày thanh minh chuẩn xác hằng năm. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích để mọi người hiểu thêm về ngày lễ đẹp trong năm, cùng gia đình đón Tết thanh minh trọn vẹn. 

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG HUẾ
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 09.7171.7679
- Địa chỉ:QL 1A P. Thuỷ Bằng, TP Huế
- Trụ sở: 14 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phú Nhuận, TP. Huế
- Email: nhattien.thuathienhue@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhangvuondiadanghue.com.vn

- Youtube: https://www.youtube.com/congvienvinhhangvuondiadanghue

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhvuondiadanghue

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
09.7171.7679

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 09.7171.7679
TOP