Phong tục và thủ tục khi cải táng mộ

28/09/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế

Theo quan niệm từ xa xưa, nơi an nghỉ cuối cùng của tổ tiên, ông bà không chỉ quan trọng đối với người đã khuất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến người đang còn sống. Chăm lo chu toàn mộ phần trước là thể hiện sự hiếu thảo của gia đạo, mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho người đã khuất, sau là để mong người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe và giàu sang. Chính vì thế, việc cải táng mộ phải được chuẩn bị, cân nhắc kỹ lưỡng, thực hiện đầy đủ nghi lễ và chỉn chu trong từng công việc. 

Việc cải táng cần được chuẩn bị chỉn chu và thực hiện nghi lễ trang nghiêm

Cải táng là gì?

Cải táng hay còn gọi là bốc mộ, sang mộ, sang cát, cải mả,... là việc đào quan tài lên, cho xương người quá cố vào một bộ quan tài mới nhỏ hơn (hay còn gọi là tiểu quách) rồi chôn xuống. Xây dựng “ngôi nhà mới” vững chãi hơn cho người đã khuất với hy vọng ở thế giới bên kia họ luôn được nhận những điều tốt đẹp. Đối với người Việt chúng ta trước nay luôn coi trọng đạo Hiếu, hướng về cội nguồn, nên việc cải táng phần mộ cũng như vẹn tròn hiếu đạo với ông bà và cha mẹ đã khuất. 

Cải táng mộ - vẹn tròn hiếu đạo với tổ tiên, ông bà

Phong tục cải táng

Cải táng là phong tục khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc mất tại Nam và gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về lại chính quốc, về sau thành lệ và thành phong tục. Do yếu tố địa lý ở Đồng bằng Bắc Bộ phần lớn là đất pha cát phù sa, sau khi người mất được an táng đa số là tiêu hết thịt, thậm chí có chỗ đất còn hao cả xương (nếu không cải táng thì chỉ còn lại mỗi đất), mà cát phù sa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo. Bên cạnh đó, gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng bằng Bắc Bộ nhanh hỏng, hơn nữa hay sập ván thiên, bởi mùa cạn thì khô mà mùa lũ thì đầy nước, mối lại hay tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.

Mộ cải táng tại Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành

Việc cải táng, bốc mộ là rất cần thiết và trở thành một phong tục lâu đời ở mọi miền, thể hiện tấm lòng thành kính của người sống đối với người thân đã khuất. Chăm lo chu toàn “ngôi nhà mới” đẹp đẽ, chắc chắn hơn bằng cách bốc mộ, giải phóng hương hồn người thân khỏi mộ để có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, phù hộ cho gia đình được an lành và may mắn.

Xem thêm: Ý nghĩa của việc cầu siêu cho người mất

Các thủ tục khi cải táng

Chọn ngày cải táng

Theo phong tục, người mất sau 3 năm thì được cải táng, cũng là lúc gia đình mãn tang (hoàn toàn hết để tang). Do vậy, sau 3 năm hung táng là thời điểm phù hợp tiến hành cải táng phần mộ. Tuy nhiên, do khí hậu và môi trường hiện nay có nhiều thay đổi, các hóa chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chưa được phân hủy diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu hơn, từ 4 đến 5 năm hay thậm chí là đến 7 năm.

Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người quá cố và tuổi của trưởng nam trong gia đình, việc tiến hành cải táng từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí là thời điểm phù hợp nhất của năm.

Tiến hành cải táng, bốc mộ đa số vào ban đêm hoặc sáng sớm khi ánh mặt trời chưa chiếu xuống khiến cho xương sẽ bị hỏng và ảnh hưởng đến hài cốt. 

Lựa chọn nơi đặt huyệt mộ hợp phong thủy để mang lại phúc lành, may mắn

Chọn nơi cải táng có phong thủy tốt 

- Đất chọn huyệt mộ tốt nhất là nơi đất mới chưa từng bị đào xới, chôn lấp, khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc, tươi tốt. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu nâu đậm hoặc vàng nhạt hoặc cùng màu với đất khu vực bản địa. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng có màu vàng nhạt "nhưng không được quá khô".

- Ở các nghĩa trang thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các phần mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh đè lên hoặc các góc mộ khác chọc vào ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng nằm cạnh bên ao hồ hay sông suối là đẹp nhất. Trường hợp đất đai khan hiếm thì tối thiểu cũng nên có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.

- Cần chú ý quan sát hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng, hay đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng là điều tối kỵ. Tốt nhất nên lựa chọn vị trí huyệt ở nơi yên tĩnh, xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.

- Ở những vùng cao, núi non hiểm trở  thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý. Lựa chọn vị trí huyệt được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt,  phía trước có minh đường thuỷ tụ, phía sau có cao sơn che chắn thì tốt. 

- Điều kiêng kỵ nhất vị trí huyệt đào là nơi đất quá khô, không tốt cho xương, hoặc đào lên ở đáy huyệt có mạch nước ngầm chảy xiết. Điều này về lâu dài rất dễ trôi mất mộ, trừ khi dòng nước đó được xác định là "tụ huyệt long thủy lộ". Nếu đào có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và màu sắc của nước trong, có mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng hoặc mùi khó ngửi. Những huyệt ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt, điều nên kiêng chính là chôn đè lên huyệt cũ của người khác, nếu phải chôn thì chỉ chôn phía bên cạnh.

Văn khấn cải táng

Văn khấn cúng Lễ Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) tại gia:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
Hôm nay là ngày....tháng.....năm..., tại (vị trí, địa điểm khấn). Hiển khảo (hoặc hiển tỷ).............................................mộ tiền.
Than rằng:
Thương xót ông/bà/cha/mẹ xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền m
iêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn Văn khấn cúng Lễ Cải Cát (sang tiểu, sửa mộ, dời mộ)  Tại ban Sơn Thần và Thổ Thần tại nghĩa trang nơi đặt mộ cũ 
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày......tháng.....năm...... Tín chủ (chúng) con là:.......................... Ngụ tại................
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng bày lên trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.
Tình cớ chỉ vì gia đình chúng con có ngôi mộ của (đọc tên và địa chỉ của người đã khuất) táng tại xứ này, nay muốn cải táng bốc mộ. Vì vậy chúng con kính cáo đấng thần linh, Thổ Công, Thổ Phủ Long Mạch, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ và liệt vị Tôn Thần cai quản ở nghĩa trang này. Thiết nghĩ các ngài tuân chỉ Ngọc Hoàng thượng đế trấn giữ một phương tiều trừ tà tinh ác quỷ, phù hộ muôn dân, hun đúc thần phong linh khí, đức lớn công cao, nhân từ hiếu sinh.
Nay xin thương xót tín chủ chúng con giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật và cho phép gia quyến chúng con bốc mộ của vong linh (tên người đã khuất) vào giờ….ngày…..tháng…..năm…..
Tín chủ thành tâm bái tạ Minh Thần, xin phù hộ cho công việc cải cát được tốt đẹp.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tâm thành, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám!

Văn khấn cúng Lễ Cải Cát  Tại ban Sơn Thần và Thổ Thần tại nghĩa trang nơi đặt mộ mới

Việc cải táng tốt nhất nên tiến hành theo hướng dẫn của Thầy phong thủy

- Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày......tháng.....năm...... Tín chủ (chúng) con là:......... Ngụ tại....................
Gia đình chúng con có táng (Tên vong  ............... húy .... hiệu ....) thọ chung ngày (ngày mất) ở khu đất này, kính dâng lễ vật (...........) lễ nghi các thứ.
Thiết nghĩ :
Đất có dữ có lành
Đều do họa phúc
Kết phát dựa vào âm đức
Cũng nhờ thần lực hiển linh
Ấy thực thường tình
Xiết bao cảm cách.
Những mong mồ yên mả đẹp.
Vậy dâng lễ bạc tâm thành
Nhờ ơn đại đức
Thấu nỗi u tình
Khiến cho vong linh
Được yên nơi chín suối
Phù hộ dương trần con cháu nội, ngoại bình yên.
Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì
Con Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).
Sắm lễ cải táng
Các vật phẩm chuẩn bị cải táng tùy theo khả năng của từng gia đình như sau:
1 vuông vải điều
20 tờ trang kim
50 lít nước Vang
2 lít rượu (trắng)
10 khăn mặt mới
2 bàn chải lớn
1 bàn chải nhỏ
3 chiếc chậu to
50kg củi khô

Bạt, màn che mưa, gió…

Trên đây là những kiến thức cơ bản về việc cải táng mà Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế đã tổng hợp lại theo kinh nghiệm dân gian, theo phong tục cổ xưa, có thể có những thiếu sót và không phù hợp với từng địa phương. Vì thế, khi tiến hành cải táng gia đình nên tham khảo ý kiến Thầy tâm linh phong thủy và tùy theo phong tục của từng địa phương mà tiến hành để người đã khuất được an lòng và mang lại phúc lành cho con cháu đời sau.

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG HUẾ
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 09.7171.7679
- Địa chỉ:  QL 1A , thôn Nguyệt Biều, xã Thủy Bằng, TP. Huế
- Trụ sở: 14 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phú Nhuận, TP. Huế
- Email: nhattien.thuathienhue@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhangvuondiadanghue.com.vn

- Youtube: https://www.youtube.com/congvienvinhhangvuondiadanghue

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhvuondiadanghue

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
09.7171.7679

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 09.7171.7679
TOP