Cầu siêu là gì? Nguồn gốc và Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu

09/11/2021 - Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế

Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu vô cùng quan trọng đối với hương linh, đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ đến ân đức sinh thành và nguyện cầu những điều tốt đẹp đến với tổ tiên, ông bà. Để nghi lễ diễn ra chu đáo và trọn vẹn ý nghĩa mời bạn đọc tham khảo thông tin bên dưới để hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc cầu siêu là gì?

Nghi thức cầu siêu hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và mong muốn gia đạo được an lành, hạnh phúc

Nghi thức cầu siêu hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên và mong muốn gia đạo được an lành, hạnh phúc


Lễ cầu siêu là gì?

"Cầu" tức là thể hiện ý nghĩa mong cầu, "siêu" có nghĩa là vượt qua, hay còn gọi là siêu thoát. Ý nghĩa của cầu siêu nằm ở việc chúng ta siêng năng làm việc thiện, tích lũy công đức, hướng đến những điều tốt lành, thành tâm nguyện cầu cho hương linh những người đã khuất sớm được siêu thoát khỏi cảnh giới khổ đau để hướng về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.

Cầu siêu là gì?

Lễ cầu siêu còn là sợi dây kết nối giữa con cháu với tổ tiên, ông bà, nêu cao truyền thống “uống nước nhớ nguồn” góp phần gìn giữ nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Nguồn gốc của nghi lễ cầu siêu

Theo kinh Phật ghi chép lại, nghi lễ cầu siêu có nguồn gốc từ tấm gương hiếu thảo của Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Vì muốn báo hiếu, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời đất đến các tầng địa ngục để tìm cha mẹ mình. Nhờ vậy, biết mẹ mình đang đọa lạc, liền đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.

Nguồn gốc của nghi lễ cầu siêu

Theo lời đức phật dạy, nhân dịp chư tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần định, giới, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức. Cúng dường với tâm thanh tịnh, bình đẳng để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật dạy và đã cứu được mẹ thoát tội địa ngục.

Theo đó, các Phật tử có lòng hiếu thảo sẽ noi theo tấm gương của Đức Mục Kiền Liên, nghe theo lời dạy của Đức Phật cúng dường chư tăng để có thể nguyện cầu cứu khổ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. 

Những người lúc sinh thời chăm lo tu tập, làm nhiều việc thiện, tạo phúc lành thì được sinh về cõi Tịnh Độ. Ngược lại, nếu phạm nghiệp sát sinh, trộm cắp, vọng ngữ, lừa gạt, làm hại người khác… thì khó có thể tránh khỏi bị đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. 

Vì sao phải làm lễ cầu siêu?

Theo Phật giáo, thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi trên là Người, Atula, Trời, ba cõi thấp là Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Chúng sinh trong sáu cõi này đều phải tuân theo quy luật của tự nhiên, trải qua sinh - lão - bệnh - tử, nhưng chết không phải là hết, mà là sự tiếp nối giữa cõi này và chuyển tiếp bắt đầu sự sống ở cõi khác.

Sự sống của con người gồm hai phần: phần thể xác và phần tâm linh (còn gọi là tâm thức). Theo quy luật tự nhiên, sau khi rời bỏ thân xác và tùy vào nghiệp lực mà phần tâm thức sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.

Vì sao phải cầu siêu?

Nếu khi sống làm nhiều điều xấu, tạo nghiệp ác thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục để chịu tội. Những ai chết oan do tai nạn hay có điều uất ức trước khi chết thì sẽ không siêu thoát, bị đọa vào cảnh giới của ngạ quỷ. Tiếp đó là cõi súc sinh, những ai mang tâm xấu, làm nhiều điều ác, tạo nghiệp sẽ bị hóa kiếp làm gà, vịt, lợn.

Theo quan niệm của người Việt, nếu người đã khuất sớm được siêu thoát, an yên thì người sống cũng được an lành, vì thế, lễ cầu siêu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp gia tăng công đức của người quá cố để họ được tái sinh trong vùng đất thanh tịnh, vãng sanh cực lạc.

Ý nghĩa của lễ cầu siêu

Nghi thức lễ cầu siêu chính là để tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, nguyện cầu cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình nếu chẳng may bị đọa lạc vào ba cõi thấp, có thể sớm được siêu thoát, an yên nơi chín suối.

Lễ cầu siêu vừa là sợi dây kết nối con cháu với tổ tiên, cội nguồn vừa mang nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Đồng thời, thông qua lễ cầu siêu để ước nguyện những người đã khuất được an nghỉ vĩnh hằng, sớm được siêu thoát về miền cực lạc.

Tại Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế thường xuyên tổ chức nghi lễ tâm linh cầu siêu thường niên cho các vong linh với mong muốn mang đến nhiều lợi lạc cho người đã khuất, bình an cho gia quyến và phước lành cho tất cả mọi người.

Mọi thông tin xin liên hệ:


HỆ THỐNG CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG - CÔNG VIÊN VĨNH HẰNG VƯỜN ĐỊA ĐÀNG HUẾ
Hiếu Đạo Gia Tộc, Lộc Khởi Muôn Đời!
- Hotline: 09.7171.7679
- Địa chỉ:  QL 1A , thôn Nguyệt Biều, xã Thủy Bằng, TP. Huế
- Trụ sở: 14 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phú Nhuận, TP. Huế
- Email: nhattien.thuathienhue@gmail.com
- Website: https://congvienvinhhangvuondiadanghue.com.vn

- Youtube: https://www.youtube.com/congvienvinhhangvuondiadanghue

- Facebook: https://www.facebook.com/cvvhvuondiadanghue

Từ khóa:

Tư vấn 24/7
09.7171.7679

Đăng ký tư vấn

Lưu ý:

- Nội dung gắn (*) yêu cầu bắt buộc

- Thông tin của bạn, chúng tôi cam kết chỉ dùng để liên hệ tư vấn sản phẩm.

banner 1
telephone 09.7171.7679
TOP